Dây inox 201 là gì? Thành phần, quy cách, ưu điểm và các ứng dụng và cách phân biệt .
Dây inox 201 phi 0.01mm- 0917 345 304
Dây inox 201
Một trong các loại dây inox đang được sử dụng rất phổ biến và có nhu cầu mua lớn hiện nay chính là dây inox 201.
Tuy nhiên, rất nhiều người còn chưa hiểu rõ về loại dây này. Bởi thế, ngay trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết hơn về dây inox không gỉ 201.
1. Dây inox 201 là gì ?
Dây inox 201 cũng được xếp vào loại dây thép không gỉ. Tuy nhiên, loại dây này được bổ sung thêm mangan và nitơ để có thể giảm lượng niken giúp hạ giá thành xuống.
Mặc dù không thể xử lý nhiệt để tăng độ cứng nhưng lại có thể gia công nguội tăng độ bền. Hơn hết, loại dây này còn có khả năng chống gỉ, định hình và chống ăn mòn rất tốt.
2. Thành phần dây inox 201
Trong dây inox không gỉ 201 có chứa khá nhiều thành phần hóa học khác nhau, cụ thể:
- C (Carbon): 0.15%
- Mn (Mangan): 5.50 – 7.50%
- P (Photpho): 0.06%
- S (Lưu huỳnh): 0.03%
- Si (Silic): 1%
- Cr (Crom): 16.0 – 18.0%
- Ni (Niken): 4.5%
3. Quy cách dây inox 201
Hiện nay, có rất nhiều đơn vị cung cấp dây inox không rỉ 201 và hầu hết đều được đóng gói theo quy cách dưới đây:
- Tên sản phẩm: Dây inox 201
- Đóng gói: Dạng cuộn tròn
- Đường kính sợi: Đa dạng
- Trọng lượng: Phụ thuộc đường kính sợi
- Màu sắc: Trắng
4. Ưu điểm dây inox 201
Có thể nói, dây inox 201 có khá nhiều ưu điểm vượt trội. Chúng được xếp vào họ nhà Austenit. Bởi thế, chúng sở hữu toàn bộ các ưu điểm mà vật liệu họ nhà này có như:
- Ít chịu ăn mòn, ngay cả khi hoạt động trong môi trường hóa học
- Độ bền và độ cứng cao, nhất là khi sử dụng trong điều kiện nhiệt độ thấp
- Có thể uốn cong theo mong muốn để tạo hình ngay cả trong nhiệt độ thường
- Chi phí sản phẩm không cao lại co thể tái sử dụng nhiều lần nên rất tiết kiệm ngân sách
- Có thể linh hoạt sử dụng trong nhiều môi trường, điều kiện và mục đích khác nhau
- Rất thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng
5. Công dụng dây inox 201
Những công dụng mà dây inox không gỉ 201 mang tới rất nhiều và vô cùng quan trọng, hữu ích trong cả cuộc sống lẫn sản xuất. Các bạn có thể sử dụng loại dây này vào nhiều mục đích khác nhau như:
- Sử dụng làm đồ nội thất và trang trí nội thất
- Dùng làm hàng rào, lồng chim, lồng gà, chuồng trại
- Dùng để chằng dây buộc và gia cố hàng hóa hay các vật liệu nặng
- Dùng để gia cố, nâng đỡ các công trình, thiết bị, máy móc nặng
- Sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất khác
6 . Bạn cũng như tôi! Bạn muốn biết chính xác từng chủng loại inox.
Phương pháp bằng nam châm: dùng nam châm để vào từng mẫu lưới. inox 304, inox 201 đều bị hít nhưng khả năng hít của nam châm đối với từng loại là khác nhau. Đối với inox 304 thì nam châm hít rất nhẹ còn đối với inox 201 thì nam châm hít mạnh hơn.
Phương pháp dùng axit: cho mẫu lưới inox 304 và 201 vào dung dịch axit đặc thì inox 201 sẽ bị sủi bọt và trên bề mặt lưới biến màu inox thành màu hơi xanh sậm, còn inox 304 thì sủi bọt màu trắng sáng.
Phương pháp dùng máy cà lửa: đối với inox 304 thì tia lửa bắn ra màu đỏ nhạc, đầu của tia lửa chỉ có 1 tia còn inox 201 thì màu lửa đỏ hơn, tia lửa bắn ra như hình bông lúa
Phương pháp phân tích hàng lượng hóa chất trong inox: niken, crom, lưu huỳnh…. Phương pháp này chính xác nhất cho ta biết tỷ lệ của các chất như thế nào
7 . Cách phân biệt inox 304 với inox 201 và inox 316
Inox 304, inox 201 và inox 316 là 3 loại inox thông dụng trên thị trường và cũng được sử dụng khá là phổ biến có ứng dụng trong lĩnh vực công nghiệp, vận tải hay đồ gia dụng gia đình.
Hiện nay trên thị trường có nhiều chủng loại inox như: SUS430, SUS202, SUS201, SUS304, SUS316. Những chủng loại inox này khác nhau về thành phần cấu tạo vì vậy về độ bền, độ sáng bóng khác nhau. Dưới đây là 1 số đặc điểm của các loại inox phổ biến:
SUS430: nhiễm từ, bị tác động của môi trường làm hoen ố.
SUS202: nhiễm từ, bị tác động của môi trường làm hoen ố.
SUS201: không nhiễm từ (99%), bền với thời gian, nhưng tránh tiếp xúc trực tiếp với axit hay muối.
SUS304: không nhiễm từ, có thể dùng được trong mọi môi trường, luôn sáng bóng và đảm bảo an toàn thực phẩm.